













Thời tiết
22227
Lượt truy cập
Sáng ngày 30/8/2019, Sở Công Thương phối hợp Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công thương) tổ chức chương trình Hội thảo “tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Tham dự Hội thảo có Đ/c Nguyễn Thanh Hùng – Phó giám đốc Sở Công Thương; Đ/c, Lê Thanh Hòa, phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Đ/c Nguyễn Sơn, Phó Vụ trưởng, phó Chánh văn phòng BCĐ liên ngành hội nhập quốc tê về kinh tế; Đ/c Tô Ngọc Sơn, phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á – châu Phi; Cùng đại điện các Sở, ban, ngành đoàn thể và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến tham dự Hội thảo.
Hội nhập kinh tế quốc tế năm 2019, các cam kết Hiệp định thương mại tự do gọi tắt là FTA bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.
Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo
Tuy nhiên, các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh, kiểm dịch thực vật khắt khe có thể là rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó vào thị trường các nước đối tác FTA. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các quy định về kỹ thuật và yêu cầu về SPS; thay đổi quan niệm sản xuất lợi ích toàn xã hội và cộng đồng; đảm bảo an toàn trong toàn bộ chuỗi cung ứng; xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm; xây dựng tốt đội ngũ cán bộ và quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm; đầu tư các sản phẩm đặc sản, chỉ dẫn địa lý và sản phẩm hữu cơ.
Trong vấn đề thương mại biên giới, doanh nghiệp cần chủ động cập nhật thông tin thị trường, quy định chính sách của đối tác; nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì phù hợp thị hiếu và tăng cường tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống pháp lý, giải quyết nhu cầu về năng lực và thực hiện cam kết giữa các bên đối tác. Bên cạnh đó, cần có những đợt kiểm tra, đánh giá định kỳ và duy trì diễn đàn thảo luận về công nghiệp 4.0, tăng cường tham vấn giữa các đối tác.
Phát biểu tại Hội thảo Đ/c Nguyễn Thanh Hùng – Phó giám đốc Sở nhất mạnh đến tính cấp thiết và cấp bách trong việc phổ biến những kiến thức cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong việc hội nhập kinh tế, quốc tế thông qua các Hiệp định FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng như các doanh nghiệp mạnh dạn trao đổi những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ những cơ hội, thách thức khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh KonTum và mong rằng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) tiếp tục phố hợp với Sở Công Thương triển khai các nội dung tiếp theo trong hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Khánh Trình-QLTM
Lượt truy cập