Sở Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết ngành Công Thương 6 tháng đầu năm 2017.
Ngày 7/7/2017 Sở Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết ngành Công Thương 6 tháng đầu năm 2017 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Đồng chí Lê Như Nhất – Giám đốc Sở; Đ/c Võ Xuân Sơn – Phó giám đốc đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc; Phòng tế hạ tầng các huyện, phòng kinh tế thành phố cùng các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh và truyền hình tỉnh đến dự và đưa tin.
Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách, như: Sức mua giảm, giá nông sản cà phê, cao su, tin bột sắn…có những diễn biến khó lường đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhưng được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Công Thương, ngành đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các Chương trình, Kế hoạch phát triển công nghiệp - thương mại năm 2017; đã tích cực tham mưu, đề xuất và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác dự trữ hàng hóa trong các dịp lễ, tết và mùa mưa lũ, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường, phục vụ tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2017 ngành Công Thương đã nỗ lực phấn đấu và đạt được một số kết quả sau:
Chỉ số phát triển công nghiệp toàn ngành ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2017 tăng 21,08% so với cùng kỳ; Tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tăng 9,2% so với cùng kỳ; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 6,21% so với cùng kỳ; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 81% so với cùng kỳ và Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ.
Triển khai, thực hiện tốt Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn và thực hiện tốt Chương trình bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, không để xảy ra tình trạng găm hàng gây sốt giá... đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý thị trường đã kịp thời xử lý, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ găm hàng nâng giá, gian lận thương mại góp phần làm bình ổn giá cả thị trường.
Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị
Tuy vậy vẫn còn tồn tại, vướn mắc khó khăn nhất định: Như thu hút đầu tư vào ngành, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực tinh chế chưa có chuyển biến tích cực. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, do đó việc tái đầu tư cho sản xuất, hay đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhưng thiếu tính bền vững, giá trị xuất khẩu lệ thuộc vào cung cầu và biến động giá cả thị trường trên thế giới.
Công tác thu hút đầu tư phát triển tại các địa phương tuy được cải thiện đáng kể, nhưng các dự án chế biến nông - lâm sản chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ chế và chế biến thô, chưa thu hút được các dự án chế biến tinh, chế biến thành phẩm để mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Hệ thống phân phối hàng hóa, hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ nông thôn còn yếu, quy mô còn nhỏ chưa được đầu tư mở rộng, nâng cấp, kiện toàn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Trong 6 tháng cuối năm 2017, ngành Công Thương sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh sản xuất Công nghiệp, Thương mại và xuất khẩu để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2017. Đặc biệt thực hiện các nội dung dung trọng tâm sau:
Công tác xây dựng, quản lý và triển khai quy hoạch:
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035; Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025 và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Công tác cải cách thủ tục hành chính:
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC trên trang thông tin của Sở. Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về kiểm soát TTHC và cải cách TTHC.
Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo quy định đảm bảo tính công khai, đúng quy định, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật.
Công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp:
Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công nghiệp và Thương mại, thường xuyên nắm bắt cơ sở, đối thoại cùng doanh nghiệp để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để tham mưu cho tỉnh tháo gỡ kịp thời để khơi thông phát triên sản xuất, tạo mối gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở nhằm phát huy có hiệu quả năng lực sản xuất của doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành, thường xuyên cung cấp và trang bị thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp.
- Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đổi mới công nghệ thiết bị để tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của hàng hóa.
Công tác quản lý Công nghiệp – Thương mại:
Tham mưu xây dựng Chương trình Tỉnh ủy thực hiện các Nghị quyết TW 5, Khóa XII.
Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ứng dụng KH-CN trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Triển khai thực hiện Quyết định số 573/QĐ-TTg, ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc quản lý của Bộ Công Thương.
Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Chương trình thực hiện “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh KonTum; Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch Triển khai Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn triển khai, đẩy mạnh các giải pháp giải quyết hàng tồn kho; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ đưa hàng hóa về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh xuất khẩu nhất là xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ. Thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phù hợp với cam kết Quốc tế.
Tiếp tục triển khai mở rộng mô hình thí điểm chợ bảo đảm VSATTP giai đoạn 2017-2020 theo lộ trình Dự án đã được phê duyệt trên toàn tỉnh.
Báo cáo đánh giá 05 năm (2013-2017) triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất khẩu hàng hóa tỉnh KonTum thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
Xây dựng Chương trình Thương mại biên giới 2018 trình UBND tỉnh phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch dự trữ và cung ứng hàng hóa cho các xã vùng sâu, vùng xa đảm bảo phục vụ mùa mưa bão lũ năm 2017. Bảo đảm cung ứng, phân phối lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa mưa lũ.
Tiếp tục hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thành lập mới các Cụm CN đã quy hoạch và có chủ trương của UBND tỉnh.
Công tác quản lý Năng lượng - Kỹ thuật - An toàn và Môi trường:
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát và đánh giá tác động môi trường và các dự án thủy điện chậm tiến độ để tham mưu cho UBND tỉnh có chủ trương điều chỉnh hoặc đình chỉ thi công, thu hồi chủ trương đầu tư và loại bỏ khỏi danh mục đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo chủ đầu tư các công trình thủy điện đang xây dựng và vận hành lập kế hoạch phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai cụ thể cho từng công trình, tăng cường công tác kiểm tra phòng chống bão lũ và báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
Rà soát quy trình vận hành hồ chứa thủy điện để bổ sung, điều chỉnh nội dung nhằm hạn chế ảnh hưởng đối với hạ lưu. Kiểm tra quy trình vận hành hồ chứa thủy điện và phương án chống lũ các công trình thủy điện.
Triển khai thực hiện Quyết định “Phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố”.
Công tác Khuyến công – Xúc tiến thương mại:
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Đề án khuyến công đã được UBND tỉnh và Bộ Công Thương phê duyệt trong năm 2017. Chuẩn bị xây dựng và thẩm định các Đề án khuyến công; Chương trình XTTM địa phương và Quốc gia năm 2018 để đưa vào Kế hoạch năm 2018.
Tiếp tục tổ chức tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2017” và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án và kế hoạch dự trữ hàng hóa để triển khai thực hiện Chương trình bình ổn giá trong dịp cuối năm 2017.
Tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực Tây nguyên năm 2017.
Tổ chức tốt công tác vận động các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia Hội chợ, triển lãm của trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm dặc trưng của tỉnh.
Báo cáo Tổng kết Chương trình khuyến công 5 năm, giai đoạn 2013-2017.
Công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại:
Triển khai thực hiện Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
Khánh Trình-Tổng hợp














Thời tiết
Lượt truy cập