













Thời tiết
35559
Lượt truy cập
Chiều 11/11/2018, Sở Công Thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn về tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cho đại biểu là tiểu thương đang kinh doanh thực phẩm ở chợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Chiều 11/11/2018, Sở Công Thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn về tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cho đại biểu là tiểu thương đang kinh doanh thực phẩm ở chợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Hỉnh ảnh: Quang cảnh tập huấn
Các tiểu thương được giới thiệu về những nguy cơ mất an toàn thực phẩm ở chợ; nội dung tiêu chuẩn việt nam về chợ kinh doanh thực phẩm; các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm liên quan tới hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ… Trong đó việc thực hiện Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017- Chợ kinh doanh thực phẩm với một số nội dung quan trọng sau:
(1). Yêu cầu về vị trí, địa điểm: Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m.
(2). Yêu cầu về bố trí: Thực hiện bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm. Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo, được ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5 m; tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo: Khu vực kinh doanh thực phẩm động vật (thịt lợn, thịt gà...); khu vực kinh doanh thuỷ hải sản...; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào chính của chợ.
(3). Yêu cầu về thiết kế: Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo đảm thời gian sử dụng tối thiểu là 5 năm; sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước; đảm bảo bậc chịu lửa tối thiểu bậc I, II đối với chợ kiên cố và bậc III đối với chợ bán kiên cố.
(4). Yêu cầu truy xuất nguồn gốc: Sản phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc. Có sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm; bảo đảm truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm để sản xuất và thực phẩm kinh doanh tại cơ sở. Các thông tin cần thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
Bên cạnh đó, TCVN 11856:2017 cũng quy định các yêu cầu như: Hệ thống chiếu sáng, nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước, kho, khu vực bảo quản thực phẩm (nếu có), khu bán gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm (nếu có), an toàn phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, yêu cầu khác; yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ(yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ, đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, đối với các cơ sở bán thủy hải sản tươi sống, đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả, đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác, yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ) và yêu cầu đối với tổ chức quản lý chợ.
Ngoài ra, TCVN 11856:2017 còn quy định phương pháp đánh giá và các tiêu chí đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm; tiêu chí đánh giá đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật; tiêu chí đánh giá đối với cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống; tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh rau, củ, quả; tiêu chí đánh giá đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; tiêu chí đánh giá đối với cở sở kinh doanh thực phẩm khác
Sau tập huấn, các tiểu thương được cấp giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm dánh cho các hộ kinh doanh thực phẩm.
Lượt truy cập