













Thời tiết
7915
Lượt truy cập
Giá cà phê trên thị trường thế giới tăng trở lại sau khi liên tục sụt giảm thời gian trước; tháng 5/2019 giá nhân hạt điều và hạt điều chế biến của Việt Nam đã có sự khởi sắc. Giá tôm nguyên liệu giảm do nguồn cung tăng.
Thị trường cà phê:
Giá cà phê trên thị trường thế giới tăng trở lại sau khi liên tục sụt giảm thời gian trước. Yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Bra-xin đã hỗ trợ giá cà phê toàn cầu. Các vùng trồng cà phê chính ở phía Đông Nam Bra-xin có mưa kéo dài, gây cản trở việc thu hoạch vụ mùa đang diễn ra và mối lo chất lượng hạt cà phê giảm cũng tác động đến tâm lý thị trường.
Giá cà phê Robusta nhân xô trong nước tăng theo giá cà phê toàn cầu. So với cuối tháng 4/2019, giá cà phê Robusta nhân xô tăng từ 2,8 – 3,6%. Ngày 30/5/2019, cà phê Robusta nhân xô có mức thấp nhất là 32.000 đ/kg tại các huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, mức cao nhất là 32.800 đ/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk. Trong khi đó, tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/5/2019 cà phê Robusta loại R1 tăng 3,1% so với cuối tháng 4/2019, đạt 33.600 đ/kg.
Thị trường hạt điều:
Sau thời kỳ ảm đạm kéo dài trong 4 tháng đầu năm nay khi giá biến động chủ yếu theo xu hướng giảm và ở mức thấp, thì sang tháng 5/2019 giá nhân hạt điều và hạt điều chế biến của Việt Nam đã có sự khởi sắc. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, nhân hạt điều hiện nay của các nhà máy sản xuất chỉ đáp ứng cho những hợp đồng đã ký trước, trong khi có nhiều đơn hàng cần giao ngay nên lượng nhân hạt điều không đáp ứng đủ nhu cầu.
Thị trường thủy sản:
Giá tôm nguyên liệu giảm do nguồn cung tăng. Theo Tổng cục Thủy sản, 5 tháng đầu năm 2019 diện tích thả nuôi tôm cả nước đạt trên 634.200 ha, tăng 0,5% so Số ra ngày 3/6/2019 28 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN cùng kỳ năm 2018 (trong đó tôm sú đạt 581.800 ha, tôm chân trắng đạt 52.300 ha). Sản lượng thu hoạch đạt 211.800 tấn, tăng 2,3% so cùng kỳ năm 2018 (trong đó tôm sú đạt 121.800 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 89.900 tấn).
Xuất khẩu tôm tiếp tục đối mặt với khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và giá sẽ tiếp tục ở mức thấp. Do từ đầu năm 2019 đến nay thời tiết khá thuận lợi, nguồn cung tôm từ các nước nuôi tôm có sản lượng lớn như Ấn Độ, Ê-cu-a-đo, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan... đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Từ tháng 6/2019 nguồn cung tôm cung cấp ra thị trường toàn cầu sẽ tăng mạnh do các nước sản xuất lớn vào vụ thu hoạch như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Do đó, giá tôm sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu đối với thủy sản Trung Quốc lại 31 Số ra ngày 3/6/2019 là cơ hội đối với ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Để bù đắp nguồn cung giá cao do bị áp thuế ở mức cao từ thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu nước này sẽ buộc phải tìm kiếm nguồn cung thay thế để đối phó với tình trạng giá thủy sản tại Hoa Kỳ tăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã phê duyệt cho 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam được miễn thuế khi xuất khẩu vào Trung Quốc. Trong đó bao gồm nhiều mặt hàng thủy sản thế mạnh của Việt Nam như: tôm hùm, tôm sú, tôm biển, cá basa, cá nục gai, cá ngừ đại dương, bạch tuộc... Đây là cơ hội để thủy sản Việt Nam khai thác tốt hơn nữa thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường này ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Trung Quốc đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng kiểm nghiệm, kiểm dịch chất lượng hàng hóa quy mô lớn tại khu vực giáp biên với trang thiết bị hiện đại, có năng lực kiểm định không thua kém các cơ sở của nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.... Theo kế hoạch, từ ngày 1/10/2019, các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến phương thức sản xuất và xuất khẩu. Cụ thể, cần lưu ý các yêu cầu mới về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như các quy định, tiêu chuẩn về bao bì, đóng - ghi nhãn hàng hóa và mã vạch vùng miền để xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Xem chi tiết Bản tin tại đây.
Khánh Trình-QLTM
Lượt truy cập